Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
Tin tức về sức khỏe dinh dưỡng cập nhật mỗi ngày

Chia sẻ những tin tức về sức khỏe dinh dưỡng môi ngày được cập nhật hằng giờ mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dung. Tổng hợp các mẹo vặt về cuộc sống, làm đẹp, sức khỏe gia đình, bệnh tật mang lại cho cho độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Bật Mí Những Cách Chữa Bệnh Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản, Hiệu Quả

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh? Cách điều trị bệnh chàm sữa dứt điểm? Đó là những thắc mắc của nhiều người gửi đến cho chúng tôi. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa đến bạn một cái nhìn tổng quan về căn bệnh này. Hiện nay, đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đã có trường hợp trẻ bị tử vong do bố mẹ chủ quan với những thay đổi trên cơ thể, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

1. Bệnh chàm sữa là gì?

Bệnh chàm sữa (hay nhiều nơi còn gọi là bệnh lác sữa) là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bé từ 2 tháng tới 6 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. 

2. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa

Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm sữa vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, ở những gia đình mà bố mẹ có tiền sử bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa càng cao.
Bên cạnh yếu tố di truyền thì các chất gây dị ứng cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh. Trẻ có thể lây bệnh từ nấm mốc, bọ chét, lông động vật như chó, mèo hay từ thức ăn dễ gây dị ứng.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh chàm sữa là một căn bệnh ngoài da dễ gặp nên các biểu hiện của bệnh được thể hiện hầu hết ra bên ngoài và có thể quan sát bằng mắt thường.

Khi mắc bệnh, vùng da của trẻ thường xuất hiện mụn nước nhỏ li ti hoặc các mảng đỏ hồng, sau đó đóng vảy khô và tróc da. Khi có biểu hiện bệnh, trẻ thường khó chịu, khóc quấy, ngủ không ngon giấc, hay gãi, trẻ đang ở độ tuổi bú mẹ sẽ bú kém hơn.

4. Một số phương pháp điều trị bệnh

Sử dụng thuốc

Khi bé bị bệnh chàm sữa các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám. Từ đó xác định được nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh chàm ở trẻ có thể sử dụng một số thuốc như:

-Tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như Milian, Eosin…

-Trường hợp tổn thương da khô, đỏ, tróc vảy, ngứa da có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid như Eumovat trong 7 – 10 ngày.

-Khi vết thương có da khô, sừng dày và nhiều có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc trị bệnh cho trẻ nên theo đơn thuốc và hướng của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Phương pháp dân gian

Dầu dừa

Theo lời khuyên của bác sĩ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị chàm sữa không nên vào bệnh viện để chữa trị vì sợ sẽ bị nhiễm trùng nặng hơn. Nên sử dụng phương pháp thiên nhiên điều trị sẽ tốt hơn. Một trong những phương pháp đó chính là dầu dừa.

Hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lau khô người cho trẻ. Nhất là vùng da bị chàm sữa. Sau đó thoa một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trẻ. Để khoảng 15 phút sau lấy giấy thấm bớt lượng dầu còn thừa trên da. Trước khi cho bé đi ngủ nên thực hiện thêm 1 lần tương tự nữa. Các mẹ cần thường xuyên thực hiện bôi dầu dừa và đảm bảo về sinh sạch sẽ cho da bé để nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện của bệnh chàm sữa hiệu quả.

Lá sim

Chuẩn bị: 1 nắm lá sim, nước

Cách làm: Lấy lá sim và sắc đặc cho tới khi nước sánh lại thành dạng cao. Hàng ngày, mẹ lấy cao lá sim bôi lên vùng da chàm của trẻ. Lá sim có tính đắng, khử trùng mạnh, làm lành vết thương nhanh. Nên thực hiện đều đặn để bé nhanh khỏi bệnh.

Lá trầu không

Lấy lá trầu không rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng nước này thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa cho bé. Nên thoa vào buổi tối rồi chờ nước lá trầu không khô lại thì cho bé đi ngủ. Sáng hôm sau rửa mặt với nước sạch cho bé. Thực hiện liên tục khoảng 3-5 lần là vết chàm sữa sẽ khỏi hẳn.

Bạn cũng có thể dùng lá trầu không để tắm cho bé. Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun với nước sôi. Chờ nước nguội thì dùng nước này tắm cho trẻ.

Lá ổi

Lá ổi có tính sát khuẩn cao và có tác dụng chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Chuẩn bị: Lá ổi, nước.

Cách làm: Lấy lá ổi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút. Để nước hơi ấm và lau khô da cho trẻ. Để nhanh khỏi bệnh mẹ cũng có thể kết hợp dùng với thuốc bôi chữa chàm do bác sĩ kê. Nên thực hiện cách này vào buổi tối để có công dụng hiệu quả.

Trà xanh

Chuẩn bị: Một nắm lá trà xanh

Cách làm: Lấy lá trà xanh và đun sôi. Sau đó để nước ấm và cho bé ngâm mình trong lá trà xanh. Tiếp theo các mẹ lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ lên vùng da bé bị chàm. Nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày để nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh chàm sữa gây khó chịu cho trẻ.

Khoai tây


Chuẩn bị: 4-5 củ khoai tây tốt, sạch, có màu vàng, không xanh, không mầm.

Cách làm: Đem khoai tây đun sôi 1 phút để khử trùng. Sau đó cắt lát và giã nhuyễn. Có thể ép lấy nước cho trẻ uống. Còn bã khoai tây thì giã nhuyễn thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa.

Cách phòng tránh bệnh

  • Các mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm da hằng ngày cho bé. Đặc biệt là sau khi tắm.
  • Mặc cho bé những quần áo làm từ vải sợi bông hoặc vải mịn. Tránh những loại vải xù xì, gây ngứa và những quần áo chật chội, bó sát.
  • Sử dụng găng tay cao su có lớp lót bằng vải sợi bông.
  • Tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm. Tránh dùng nước tắm cho trẻ sơ sinh quá nóng. Sử dụng nước tẩy rửa không xà phòng hoặc dầu tắm không gây dị ứng.
  • Khi tắm cho trẻ sơ sinh, nên vỗ nước nhẹ nhàng và không chà xát da của bé. Lau khô da bé bằng khăn tắm mềm.
  • Thông gió trong nhà càng thường xuyên càng tốt.
  • Tránh những chú gấu nhồi bông vì chúng có thể là nơi ẩn nấp của lũ mạt nhà.
  • Đưa trẻ đi khám bệnh da liễu định kì hàng tháng.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Với những kiến thức cơ bản trên đây, chúng tôi tin rằng các bậc phụ huynh đã có những kiến thức cơ bản về bệnh và chủ động phòng tránh hiệu quả. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn nên đưa con đi khám để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con nhé.  Để bổ sung thêm kiến thức về bệnh, bạn có thể tham khảo bài viết bệnh chàm ở trẻ có nguy hiểm không?Chúng tôi chúc bạn luôn mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc!

 

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post