Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
Tin tức về sức khỏe dinh dưỡng cập nhật mỗi ngày

Chia sẻ những tin tức về sức khỏe dinh dưỡng môi ngày được cập nhật hằng giờ mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dung. Tổng hợp các mẹo vặt về cuộc sống, làm đẹp, sức khỏe gia đình, bệnh tật mang lại cho cho độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Bệnh Sỏi Thận Là Gì? Cách Phòng Tránh Bệnh Sỏi Thận Hiệu Quả

Bệnh sỏi thận là gì? Bệnh ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe? Cách phòng tránh bệnh như thế nào? Đó là những thắc mắc của nhiều người nhưng ít ai có câu trả lời hoàn chỉnh. Hôm nay, để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về căn bệnh để bảo vệ sức khỏe, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!

Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là căn bệnh thường gặp nhưng rất nguy hiểm, mỗi người cần phải cẩn trọng vì ai cũng có nguy cơ mắc phải. 

Bệnh sỏi thận là tình trạng lắng đọng, tích tụ của những hợp chất có trong nước tiểu, lâu ngày những cặn này kết tủa tạo thành sỏi cứng nằm trong thận. Trong thực tế những chất cặn này thường tìm thấy ở trong nước tiểu, nhưng với nồng độ thấp sẽ không gây ra bất cứ một vấn đề gì và chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài theo đường tiểu.

Khi sỏi thận hình thành, chúng có thể nằm lại ở trong thận hay đào thải ra môi trường ngoài qua việc đi xuống đường tiết niệu. Thực tế những viên sỏi nhỏ có thể thoát ra ngoài, nhưng những trường hợp ngược lại, khi chúng trôi ra ngoài thường bị mắc kẹt trong đường tiết niệu, gây tắc đường tiểu, đau đớn thậm chí chảy máu.

Các loại sỏi

Sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng có thể dẫn đến vô sinh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì sỏi cũng có nhiều loại, sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi cystin....

Sỏi canxi

Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Tùy vào thời gian phát bệnh mà kích thước của sỏi khác nhau. Nguyên nhân chính là tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận.

Sỏi axit uric

Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi.

Nguyên nhân là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu đi kèm. Sỏi acid uric gặp trong tăng acid uric máu, bệnh gout, trong một số trường hợp di truyền, béo phì, những người tiểu đường kháng insulin Người bệnh nên có những xét nghiệm về bệnh mắc kèm và cần giảm ăn những thức ăn quá nhiều đạm.

Sỏi cystin

Sỏi cystin rất hiếm, hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này.

Tùy thuộc vào từng loại sỏi, kích thước lớn hoặc nhỏ của sỏi mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Các loại sỏi nhỏ, sỏi bùn, sạn thận, bệnh nhân được chỉ định thuốc uống bào mòn sỏi, khi sỏi nhỏ đến một mức độ nhất định sẽ theo đường nước tiểu ra ngoài. Những loại sỏi lớn, kết hợp thuốc và các phương pháp y học hiện đại: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, mổ nội soi, tán sỏi ngược dòng…

Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng

Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi struvit là do nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu, vi khuẩn giải phóng chất khiến giảm hòa tan struvit, tạo điều kiện hình thành sỏi.

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

 

Bệnh sỏi thận là gì? Có ảnh hưởng như thế nào? Đó là căn bệnh nguy hiểm,  có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân, thậm chí gây nên tử vong. Để bảo đảm sức khỏe, bạn cần lưu lại một số cách phòng tránh sau:

+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C, D cao. Chế độ ăn vừa phải chất canxi, giảm ăn muối, chất đạm và các thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cạnh đó tăng cường vận động, giảm béo phì.

+ Người làm việc trong điều kiện nóng phải bù đủ lượng nước đã mất qua mồ hôi. Tùy từng trường hợp cụ thể mà lượng nước bù khác nhau, trung bình nên 20 phút làm việc nên nghỉ uống nước một lần với tổng số khoảng 1 lít nước trong một giờ lao động. Nước uống nên để mát khoảng 10-15°C. Ngoài ra cần có thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhịn tiểu quá lâu trong thời gian làm việc.

+ Người làm việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại, ngoài các biện pháp để giảm tối đa mức độ tiếp xúc, nên thường xuyên khám sức khỏe để kiểm tra phát hiện sớm bệnh sỏi thận.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh sỏi thận. Dấu hiệu bênh sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác nên mọi người cần đi khám ngay nếu có những thay đổi bất thường trên cơ thể. Chúng tôi chúc những người mắc bệnh nhanh chóng lành bệnh, chúc cho tất cả mọi người luôn mạnh khỏe.

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post