Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
Tin tức về sức khỏe dinh dưỡng cập nhật mỗi ngày

Chia sẻ những tin tức về sức khỏe dinh dưỡng môi ngày được cập nhật hằng giờ mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dung. Tổng hợp các mẹo vặt về cuộc sống, làm đẹp, sức khỏe gia đình, bệnh tật mang lại cho cho độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Bị bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? cách chữa trị bệnh như thế nào? Làm sao để nhận biết được bệnh? Những vấn đề trên sẽ được giải đáp cụ thể ngay trong bài viết này để các bạn tham khảo và nắm rõ kiến thức về bệnh viêm phế quản.

Diễn biến bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản thường bắt đầu điển hình bằng viêm long đường hô hấp trên với các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Tổn thương viêm lan xuống dưới đường hô hấp, diễn biến gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu 

Kéo dài 3 – 4 ngày (còn gọi là giai đoạn viêm khô), bệnh nhân có các triệu chứng: Sốt 38 – 39°C, 40°C, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức xương khớp, có thể thấy cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.

Giai đoạn toàn phát 

Thời gian từ  6 – 8 ngày, còn gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm, bệnh nhân ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ. Nghe phổi có ran ẩm. Đôi khi bệnh bắt đầu một cách rầm rộ: sốt cao, ho nhiều, có thể ho ra máu với số lượng ít lẫn đờm. Khi đó cần chẩn đoán phân biệt với ung thư phổi ở người trên 40 tuổi có hút thuốc lá. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm nếu do virut gây bệnh. Xét nghiệm đờm: có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh. Chụp X-quang phổi có thể thấy rốn phổi đậm.

Ho ra máu trong gia đoạn toàn phát của bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản cấp thường diễn biến lành tính. Ở người khỏe mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần điều trị, không để lại di chứng gì. Nhưng ở người nghiện thuốc lá, hay gặp bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài. Bệnh có thể có các biến chứng: viêm phổi, phế quản phế viêm thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng. Tăng tính phản ứng của phế quản với thời tiết lạnh, không khí bị ô nhiễm bởi khói và bụi, kéo dài vài tuần sau viêm phế quản cấp, với các triệu chứng ho khan kéo dài hàng tuần lễ.

Giai đoạn cấp cứu

Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời ngay từ giai đoạn 2, viêm phế quản sẽ tiến triển lan tới phế quản quản tận và các phế nang gây với nhiều biến chứng nguy hiểm thành viêm phổi, giãn phế quản, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn...

Biến chứng của viêm phế quản
Phần lớn bệnh viêm phế quản nếu được điều trị thường không để lại di chứng, nếu bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn tới giãn phế quản hoặc viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, nhất là ở trẻ em.

Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn

Chứng bệnh thường gặp này không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Trẻ em và người lớn đều là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Ở trẻ em sau viêm tiểu phế quản do virus, quá trình viêm và hoại tử nghiêm trọng biểu mô phế quản có thể dẫn tới tăng sinh rất mạnh các tế bào biểu mô phủ tiểu phế quản gây bít tắc lòng phế quản bởi tổ chức xơ. Triệu chứng lâm sàng thể hiện bởi: suy hô hấp mạn tính với khó thở, ho và tiếng bất thường đặc trưng khi hít vào. Về chức năng hô hấp thường có rối loạn thông khí tắc nghẽn nặng, không hồi phục với thuốc giãn phế quản hoặc corticoid. Tiên lượng thường nặng, đôi khi cải thiện tạm thời với thuốc corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

Ở người lớn sau nhiễm virus hiếm khi xuất hiện viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, nếu có tìm xem có bị các bệnh hệ thống (xơ cứng bì, viêm đa khớp dạng thấp) hoặc do nguyên nhân do dùng thuốc.

Biến chứng viêm phổi tắc nghẽn hiếm khi xảy ra ở bệnh nhân viêm phế quản do virut

Rối loạn thông khí tắc nghẽn
Tăng tính phản ứng phế quản và/hoặc rối loạn thông khí tắc nghẽn thoảng qua có thể gặp trong mọi trường hợp viêm phế quản cấp, ngay cả ở những người trước đây không hề bị bệnh đường hô hấp. Các rối loạn này, thường thấy sau khi bị viêm phế quản do virus hoặc do mycoplasma và biến mất ở 40% các trường hợp trong vòng 2 tháng sau đợt khởi phát. Vì vậy, chờ sau thời gian này mới nên kết luận là có tình trạng tăng tính phản ứng phế quản hoặc có hen phế quản.

Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản nên chữa thế nào và có nguy hiểm không là vấn đề mà ai cũng thắc mắc và tìm kiếm một đáp án xác thực nhất. 
Trên thực tế, viêm phế quản sẽ không nguy hiểm nếu điều trị đúng cách và kịp thời. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên tự trang bị cho mình những cách phòng ngừa viêm phế quản hữu hiệu.

Đặc biệt, vào giai đoạn chuyển mùa, để phòng bệnh viêm phế quản cấp tính cần đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên.

Giữ gìn nơi ở thông thoáng, tránh môi trường khói bụi. Không hút thuốc lá, thuốc lào. Điều trị tích cực và triệt để các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng, tốt nhất là điều trị khi có những dấu hiệu sớm của bệnh.

Tránh việc bị nhiễm lạnh đột ngột, tránh để quạt điện thổi trực tiếp vào người lúc nửa đêm và gần sáng. Cần giữ ấm chân, cổ, ngực khi ngủ và lúc ra ngoài trời.

Giữ ấm cổ khi trời lạnh để phòng bệnh viêm phế quản

Những người bị ho, khó thở, nhất là những trường hợp nặng cần phải đến cơ sở y tế để khám bệnh, làm xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, hen phế quản, dị vật vào đường hô hấp hoặc phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.

Bên cạnh đó nên đi khám bệnh định kỳ để có thể phát hiện mắc bệnh từ sớm nhất, tìm ra được nguyên nhân mắc bệnh từ đó chủ động phòng ngừa.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc chắn bạn đã biết được bệnh viêm phế quản có nguy hiểm hay không rồi nhé.  Ngoài ra, bạn nên tham khảo: Triệu Chứng Viêm Phế Quản Ở Trẻ Và Những Điều Cần Biết để chăm sóc bé nhà mình tốt hơn nhé!

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post