Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
Tin tức về sức khỏe dinh dưỡng cập nhật mỗi ngày

Chia sẻ những tin tức về sức khỏe dinh dưỡng môi ngày được cập nhật hằng giờ mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dung. Tổng hợp các mẹo vặt về cuộc sống, làm đẹp, sức khỏe gia đình, bệnh tật mang lại cho cho độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Bệnh Tổ Đỉa Là Gì? Những Lưu Ý Khi Bị Bệnh Tổ Đỉa

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh ngoài da, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ. Nắm vững những vấn đề liên quan đến bệnh cũng là một cách để phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu những thông tin trên, bạn thấy có ích nhiều người thì chớ ngại ngần ấn nút share để cùng nhau bảo vệ sức khỏe nhé!

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh thường gặp hiện nay. Đây là căn bệnh da liễu nằm trong nhóm các loại bệnh chàm. Bệnh tổ đỉa xuất hiện với những biểu hiện viêm da, bong da, nổi mụn ở các khu vực lòng bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân, ngón chân.

Bệnh thường xuất hiện nhiều ở cả nam và nữ, độ tuổi từ 20 đến 40 do các tiếp xúc da tay, da chân với môi trường và những biến đổi về cơ địa, gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, cản trở những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Thời gian diễn biến bệnh thường trong vài tuần, có thể chuyển sang thể ẩn nếu người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng cũng có thể tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo đó, những lý do sau đây có thể tác động đến khả năng xuất hiện bệnh tổ đỉa ở người:

– Dị ứng với các thành phần hóa chất có trong sinh hoạt, như chất tẩy rửa có trong chất tẩy rửa, xà bông giặt, nước rửa chén, dầu mỡ, xăng, xi măng, vôi…

– Da bị nhiễm khuẩn khi làm việc thường xuyên tiếp xúc với đất, bụi bẩn.

– Có triệu chứng của nấm kẽ chân.

– Lòng bàn tay, bàn chân tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao.

– Dị ứn với một số thành phần có trong không khí như lông chó mèo, đất bùn, mạt gỗ, phấn hoa…

– Ăn phải những món ăn có nguy cơ dị ứng như hải sản, trứng, đồ lên men, tinh bột…

Bệnh nhân bị tổ đỉa cần lưu ý:

Hiểu rõ về bệnh tổ đỉa là gì, tránh nhầm lẫn với các căn bệnh khác, có thể tiếp nhận phương pháp điều trị hợp lý.

Bệnh tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.

- Tránh bóc vảy, chọc lể mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.

- Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ; cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.

- Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000; chấm thuốc BSI 1 - 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần. Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như milian, eosine; chiếu tia tử ngoại tại chỗ.

Trên đây là tổng hợp những vấn đề liên quan đến bệnh tổ đỉa mà mọi người cần lưu ý. Cùng tham khảo bài viết bệnh tổ đỉa ở trẻ em, những điều cần lưu ý để hiểu thêm về căn bệnh này nhé các bạn. Chúng tôi chúc những người mắc bệnh nhanh chóng lành bệnh, chúc cho tất cả các bạn luôn mạnh khỏe, yên vui!

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post