Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
Tin tức về sức khỏe dinh dưỡng cập nhật mỗi ngày

Chia sẻ những tin tức về sức khỏe dinh dưỡng môi ngày được cập nhật hằng giờ mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dung. Tổng hợp các mẹo vặt về cuộc sống, làm đẹp, sức khỏe gia đình, bệnh tật mang lại cho cho độc giả những thông tin hữu ích nhất.

Bệnh Tay Chân Miệng Lây Qua Đường Nào? Cách Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh phổ biến hiện nay đặc biệt khi vào mùa, từ tháng 3-5 hằng năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng dẫn đến một số căn bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người. Chính vì vậy mỗi người cần phải cẩn trọng khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nhé!

Vài nét bệnh tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng là một bệnh thường gặp. Đó là một nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Bệnh chân tay miệng lây truyền qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng có lây không? Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? Bạn đang tò mò điều này phải không. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

+ Lây qua đường hô hấp: Tương tự như cảm cúm bệnh tay chân miệng cũng có thể  lây qua đường hô hấp, việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng như nguồn bệnh. Ví dụ: Khi nói chuyện nước bọt có chứa virut gây bệnh có thể truyền bệnh.

+ Ngoài con đường hô hấp bệnh tay chân miệng còn có thể lây nhiễm khi bạn cho bé tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ hoặc đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế… bị nhiễm virus gây bệnh.

Một điều bạn cũng cần lưu ý đó là virus Pirconaviridae (virus gây bệnh tay chân miệng) có thể tồn tại trong phân của người bệnh tới 4 tuần sau khi bệnh đã dứt hẳn các triệu chứng. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm bệnh bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong 4 tuần tiếp theo để hạn chế thấp nhất nguy cơ bị lây bệnh.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ


Hiện nay, bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào đi nữa thì vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Chính vì thế, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con em thì quý phụ huynh cần chủ động phòng tránh bằng việc chủ động chăm sóc và bảo vệ cho trẻ.

Hàng ngày nên vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Trước khi nấu ăn hoặc lấy thức ăn cho bé, sau khi vào nhà vệ sinh, thay tã cho trẻ... cần phải rửa tay kỹ với xà phòng và nước sạch.

Xung quanh mọi trường sống và học tập, vui chơi của trẻ cần phải được dọn dẹp cẩn thận. Các vật dụng bám bẩn nên được khử trùng, rửa sạch với xà phòng và nước.

Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc, dùng chung đồ dùng với những bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng. Hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời không cho trẻ tiếp xúc với nhiều người khi hệ miễn dịch kém. Cần thiết nên cho bé nghỉ học để đảm bảo hồi phục sức khỏe.

Người lớn nên lưu ý cần phải che miệng và mũi trước khi ho hay hắt hơi gần trẻ, vì các vi khuẩn gây bệnh sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể non yếu của trẻ.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết được bệnh tay chân miệng lây qua đường nào rồi nhỉ? Hãy cùng nhau chủ động các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe con trẻ và bản thân nhé. Để hiểu thêm về căn bệnh này, mời quý vị độc giả theo dõi bài viết: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe, sát cánh cùng chúng tôi chia sẻ những bí quyết chăm sóc sức khỏe nhé!

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post